Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (UTCTC)được chữa khỏi gần 100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn ung thư cổ tử cung lại rất khó chữa. Kể từ khi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap) ra đời và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm một cách đáng kể. Nếu được điều trị, tỷ lệ sống trên 5 năm của UTCTC là 92% cho các giai đoạn sớm nhất, từ 80% đến 90% cho ung thư giai đoạn 1, và 50% đến 65% cho giai đoạn 2. Chỉ có 25% đến 35% phụ nữ ở giai đoạn 3 và ít hơn 15% với ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 còn sống sau 5 năm.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) là nguyên nhân chính gây bệnh UTCTC. Bệnh không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễm HPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 - 15 năm.

Có sự liên hệ chặt chẽ giữa ung thư cổ tử cung và hoạt động tình dục không an toàn, hiếm thấy UTCTC ở phụ nữ không sinh hoạt tình dục. Ung thư cổ tử cung có thể phát triển ở bất cứ người phụ nữ nào, tuy nhiên các đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn: giao hợp sớm trước 17 tuổi, giao hợp với nhiều người, và giao hợp với người có quan hệ tình dục với nhiều phụ nữ; sinh con khi dưới 17 tuổi (ở độ tuổi này, do cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện và thiếu hiểu biết kiến thức vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách nên rất dễ bị các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục và là tác nhân dễ phát triển mầm mống ung thư); quan hệ tình dục không lành mạnh (virus HPV lây lan qua con đường tình dục nên những người có lối sống không lành mạnh trong vấn đề tình dục thường rất dễ mang mầm mống virus HPV); hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích (là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có UTCTC); người có hệ miễn dịch yếu; con gái của những phụ nữ điều trị bằng DES (Diethylstilbestrol) trong thời kỳ mang thai, thuốc này được dùng chống sảy thai; người có gia đình tiền sử mắc bệnh UTCTC rất dễ mắc phải bệnh này cao hơn những người khác.

Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung

Làm thế nào để phát hiện sớm?

Để phát hiện sớm UTCTC, điều quan trọng nhất là phải khám phụ khoa định kỳ để tầm soát UTCTC với các phương pháp sau:

Test PAP là một xét nghiệm rất đơn giản, lấy tế bào bong của cổ tử cung, tiến hành nhuộm rồi soi bằng kính hiển vi để tìm các tế bào tổn thương ở các mức độ như bình thường, loạn sản, tiền ung thư, ung thư… Khi test PAP bình thường, có nghĩa là chưa bị UTCTC. Khi test PAP bất thường, có thể bị viêm hoặc ung thư, khi đó phải soi hoặc/và sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán mô bệnh học. Diễn tiến từ loạn sản cổ tử cung đến ung thư cần 10-15 năm và test PAP có thể âm tính giả nên người phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên làm test PAP thời gian đầu 6 tháng đến 1 năm 1 lần. Sau 3 năm nếu kếu quả đều âm tính thì làm test 2 năm 1 lần cho tới tuổi 60.

ThinPrep Pap Test được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đưa vào sử dụng từ tháng 05/1996. ThinPrep Pap Test là bước cải tiến kỹ thuật của phương pháp Pap smear truyền thống, giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện. Tại Việt Nam, ThinPrep Pap Tets cũng đã được triển khai rộng khắp các bệnh viện trong cả nước như: Bệnh viện Phụ Sản TW, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng…

Soi cổ tử cung là một biện pháp được áp dụng để phát hiện sớm UTCTC.

Sinh thiết cổ tử cung là phương tiện sau cùng và cho kết quả chính xác hơn cả. Người ta tiến hành bằng cách lấy mô tại nơi soi cổ tử cung có tổn thương nghi ngờ rồi soi qua kính hiển vi để tìm tế bào ác tính.

Những triệu chứng của UTCTC

Trong giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có triệu chứng gì đặc trưng. Cách tốt nhất là phụ nữ nên theo dõi và thấy các dấu hiệu sau đây diễn ra trong nhiều ngày và ngày một nặng thì hãy đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ khám và chẩn đoán: ra máu âm đạo bất thường (ra máu giữa chu kỳ kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau thụt rửa âm đạo, ra máu sau một thời gian mãn kinh); đau bụng (đau bụng vùng tiểu khung, đau trong khi giao hợp, đau lưng); dịch âm đạo hôi và màu bất thường; cơ thể thường mệt mỏi, suy giảm thể trạng, sụt cân đột ngột và khi phát hiện bất kỳ sự khác thường nào trong thói quen tiểu tiện như tiểu ra máu, đau khi tiểu tiện, đi tiểu ít nhưng nhiều lần, đi tiểu khó, nước tiểu đục ….thì bạn nên đi khám vì đó là dấu hiệu của UTCTC. Ngoài ra cũng cần lưu ý tới các dấu hiệu như táo bón mạn tính và người bệnh luôn có cảm giác mót cầu, muốn đi đại tiện dù ruột không có gì; nhức mỏi xương khớp và đặc biệt hay đau ở xương chậu: vùng lưng, nhất là vùng lưng dưới.

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung bao gồm:

Giai đoạn sớm: tân sinh trong biểu mô cổ tử cung hoặc ung thư tại chỗ.

Giai đoạn 1B-2A: xâm lấn thân tử cung, âm đạo hoặc vùng quanh cổ tử cung.

Giai đoạn 2B-4A: di căn đến các cơ quan gần như bàng quang, trực tràng.

Giai đoạn 4B: di căn xa tới phổi, não, gan …

Phương pháp điều trị

Ung thư cổ tử cung được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và xạ trị. Hai phương pháp này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc đôi khi phải kết hợp cả hai để tăng thêm hiệu quả điều trị. Cách thức điều trị cụ thể tùy thuộc vào giai đoạn bệnh:

Giai đoạn I với u nhỏ hơn 4cm, u còn khu trú hoàn toàn tại cổ tử cung: chỉ cần phẫu thuật hoặc xạ trị đơn thuần, kết quả điều trị tương đương.

Giai đoạn I nhưng u lớn hơn 4cm đến giai đoạn IIB, bệnh đã lan sang các mô cạnh tử cung và 1/3 trên âm đạo: phối hợp xạ trị - hóa trị đồng thời được xem là chọn lựa tối ưu và là bước điều trị đầu tiên.

Giai đoạn III đến giai đoạn IV, bệnh đã lan sang vùng mô cạnh tử cung, xuống 1/3 dưới âm đạo và/hoặc các cơ quan lân cận trong vùng chậu như bàng quang, trực tràng: phẫu thuật rất khó khăn và gần như không thể thực hiện an toàn. Nguy cơ tái phát sau phẫu thuật gần như chắc chắn. Hơn nữa, nguy cơ di căn xa vào các tạng khác như phổi, gan... thường xuyên đe dọa bệnh nhân. Do đó, phải điều trị bằng xạ trị kết hợp hóa trị đồng thời và phải dùng cả hai phương pháp xạ trị ngoài và xạ trị trong.

Phòng ngừa UTCTC bằng cách nào?

Chủng ngừa HPV: hiện nay, có hai loại thuốc chủng ngừa. Loại thứ nhất ngừa được 2 týp HPV 16 và 18, loại thứ hai ngừa được 4 týp 6,11, 16 và 18. Cả hai loại thuốc chủng này đã được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc chủng ngừa hiệu quả nhất ở độ tuổi từ 10 - 26, chưa có sinh hoạt tình dục. Cần tiêm 3 liều: liều thứ nhất, liều thứ hai sau đó 2 tháng và liều thứ ba sau liều đầu tiên 6 tháng. Tiêm chủng càng sớm hiệu quả càng cao.

Sàng lọc UTCTC bằng cách phết tế bào cổ tử cung - âm đạo: vì chủng ngừa HPV giúp phòng tránh 70% các trường hợp. Tuy nhiên, vẫn có thể có những trường hợp hiệu quả tiêm chủng không như mong muốn và còn 30% còn lại không liên quan đến HPV. Do đó, việc tầm soát ung thư cổ tử cung cũng rất cần thiết đối với chị em phụ nữ. Phương pháp tầm soát rất đơn giản và không gây đau đớn lẫn sang chấn cho người phụ nữ. Phương pháp phết tế bào này cho phép phát hiện những tế bào đã có bất thường nhưng chưa phải là tế bào ung thư, những tổn thương này được gọi là tổn thương tiền ung thư.

TS. Vũ Văn Du

Những điều cần biết trước khi đi khám phụ khoa

1. Khám phụ khoa lần đầu tiên

Thông thường, bạn sẽ được khuyên khám phụ khoa khi bước sang tuổi 21, thậm chí khi đó bạn chưa có quan hệ tình dục. Việc này giúp sàng sọc các bệnh phụ khoa. Việc kiểm tra có thể cần thực hiện sớm hơn nếu bạn bị đau vùng chậu, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài, mất kinh, ngứa hoặc cảm giác nóng rát âm đạo hoặc ra khí hư có mùi.

2. Kiểm tra trong thời kỳ kinh nguyệt

Nếu lần hẹn khám phụ khoa trùng với thời gian đèn đỏ của bạn, hãy sắp xếp lại lịch. Bạn có thể thấy việc đi khám mất vệ sinh và không thoải mái. Khám phụ khoa vào kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung không chính xác. Nhưng nếu bạn đang điều trị IVF (thụ tinh tinh trong ống nghiệm), siêu âm qua đường âm đạo, có thể được khuyến nghị vào ngày thứ 3 của kỳ kinh nguyệt để đánh giá buồng trứng và tử cung.

kham phu khoa

3. Giữ âm đạo sạch sẽ

Bạn không cần phải cạo hoặc tẩy lông khu vực âm đạo trước khi khám phụ khoa nhưng cần giữ vệ sinh sạch sẽ.

4. Chuẩn bị

Liệt kê tất cả những lo lắng và sợ hãi của bạn. Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng khi phải nói chi tiết những chuyện thầm kín, nhưng nhớ rằng bác sĩ sẽ không thể giúp bạn trừ khi bạn thẳng thắn. Hãy cởi mở về tiền sử bệnh và hoạt động tình dục của bạn với bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

5. Thời gian khám

Khám phụ khoa là một kiểm tra đơn giản và không mất quá 5 phút. Bác sĩ phụ khoa sẽ khám âm vật, môi âm hộ và âm đạo. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong âm đạo, cổ tử cung bằng cách đặt một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào âm đạo. Bác sĩ sẽ kiểm tra tử cung, buồng trứng và vòi trứng.

6. Đau

Bạn lo lắng có thể bị đau khi bác sĩ đặt dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo để kiểm tra. Thực tế là việc kiểm tra có thể chỉ gây khó chịu một chút chứ không gây đau đớn và bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác này.

7. Xét nghiệm kính phết cổ tử cung (Pap smear)

Xét nghiệm kính phết cổ tử cung có thể được thực hiện khi khám phụ khoa. Xét nghiệm này được khuyến khích thực hiện 2 năm 1 lần bắt đầu từ tuổi 21. Xét nghiệm này giúp phát hiện các tình trạng tiền ung thư và ung thư ở cổ tử cung.

8. Siêu âm qua đường âm đạo

Siêu âm qua đường âm đạo được sử dụng để kiểm tra cơ quan sinh sản. Thủ thuật này có thể gây khó chịu nhưng được cho là xét nghiệm tốt hơn trong những ngày đầu thai kỳ.

BS Thu Vân

(Theo THS)

Chưa lấy chồng có nên đặt thuốc âm đạo?

Nguyễn Thị Ngọc Vân (nguyenvan1993@gmail.com)

Nấm Candida albican (còn gọi nấm men) luôn luôn hiện diện trong âm đạo với một số lượng nhỏ và bị lấn át bởi vi khuẩn có lợi của âm đạo (Lactobacillus), nhưng khi tăng sinh quá mức sẽ trở nên gây bệnh. Bệnh thường gặp ở phụ nữ đang tuổi sinh đẻ, dưới sự tác động của oestrogen làm thay đổi các điều kiện của âm đạo, hoặc phụ nữ mang thai (thường là 3 tháng cuối thai kỳ), người mắc bệnh đái tháo đường, điều trị bằng một số loại thuốc (kháng sinh), hoặc dùng viên thuốc ngừa thai; sử dụng quá nhiều xà phòng axit, hoặc sự xuất hiện của yếu tố bên ngoài như độ ẩm quá mức; cách vệ sinh không đúng làm lây nấm từ hậu môn sang âm đạo. Việc xác định nhiễm nấm không khó, chỉ cần soi tươi dịch âm đạo trên kính hiển vi sẽ thấy các sợi nấm.

Trường hợp của em nếu không muốn đặt thuốc chống nấm qua đường âm đạo (vì lý do chưa có chồng), em có thể rửa sạch vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có bán tại hiệu thuốc, thay đồ lót nhiều lần trong ngày, nếu ngứa nhiều có thể bôi kem chống nấm tại chỗ da ngứa. Nếu đã thực hiện như trên 3-5 ngày mà không đỡ cần đi khám phụ khoa để tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

BS. Nguyễn Kim Dung

Bà bầu: Cảnh giác thừa canxi, nếu bổ sung không đúng

Tôi đang mang thai tháng thứ 6. Tôi rất muốn bổ sung canxi để cho con sau này được cao lớn và mẹ không bị loãng xương. Ngoài việc uống thuốc bổ sung canxi tôi còn dùng thêm sữa, bánh quy (có tăng cường canxi). Vậy tôi dùng như vậy có sợ thừa canxi không?

Nguyễn Thị Thúy(Lạng Sơn)

Trong thời gian mang thai, nhu cầu canxi của người mẹ tăng cao, vì vậy bà bầu cần chú ý bổ sung canxi cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng canxi từ người mẹ để tạo xương cho sự lớn lên. Vì vậy, thai phụ nên bổ sung canxi. Nhu cầu canxi ở thai phụ tăng lên theo thời gian, quý I khoảng 800mg/ngày, quý II của thai kỳ khoảng 1.000mg, quý III là 1.500mg do hệ xương của bé ngày càng phát triển nên nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng dần. Chị đang ở quý II của thai kỳ nên cần khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày. Song việc bổ sung canxi cần theo chỉ định của bác sĩ và được bác sĩ theo dõi trong suốt thai kỳ, không tự ý bổ sung bằng thuốc có chứa canxi, lợi bất cập hại.

Ngoài ra, hiện nay các nhà sản xuất thường cho canxi vào các chế phẩm cho bà bầu như sữa, bánh quy, thực phẩm chức năng... Vì vậy, nhiều bà bầu ngoài bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ còn dùng thêm nhiều loại sữa, bánh kẹo, thực phẩm chức năng giàu canxi... mà không lường hết được hậu quả do thừa canxi gây ra. Nếu thừa canxi, thai nhi có thể bị tăng canxi trong máu, khi ra đời thóp bị kín quá sớm, xương hàm có thể bị biến dạng, rộng và nhô ra trước, không có lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi mẹ bị thừa canxi, bánh nhau sẽ bị tăng độ canxi hóa, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, làm thai kém phát triển. Người mẹ sẽ bị táo bón, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu khát, chán ăn, mệt mỏi, tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận.

Vì vậy chị cần nhớ, thừa và thiếu canxi đều rất có hại cho cả mẹ và thai nhi, do đó, ngoài việc bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ, chị cần thông báo cho bác sĩ các loại thực phẩm chức năng có chứa canxi mà chị đang dùng hàng ngày để bác sĩ tính toán xem có cần thiết giảm liều thuốc chứa canxi bổ sung. Ngoài ra, chị cũng cần lưu ý là thiếu vitamin D cơ thể khó hấp thu canxi vì vậy cần tăng cường vitamin D để hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi.

BS. Bảo Thư

Chị em vệ sinh ngay sau khi `yêu` rất dễ nhiễm trùng đường tiểu

Quan hệ tình dục

Nhiều phụ nữ có thể bị UTI sau khi quan hệ tình dục vì hoạt động này có thể mang vi khuẩn từ ruột hoặc âm đạo tới niệu đạo. Để giảm nguy cơ bị UTI, hãy đi tiểu trong vòng 30 phút sau khi quan hệ. Các chuyên gia cũng cho rằng không nên làm theo lời khuyên phổ biến rằng phụ nữ nên vệ sinh vùng kín ngay trước và sau khi quan hệ. Điều này trên thực tế sẽ làm thay đổi quần thể vi khuẩn và làm tăng nguy cơ UTI.

Táo bón

Táo bón có thể khiến việc làm rỗng bàng quang trở nên khó khăn, nghĩa là vi khuẩn mắc kẹt ở đó lâu hơn và có thể gây nhiễm trùng. Ngược lại, tiêu chảy cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc UTI vì vi khuẩn từ phân lỏng có thể dễ xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo. Vì vậy, sau khi đi vệ sinh, cần lau từ trước ra sau, nhất là sau khi đi đại tiện.

nhiem trung duong tieu

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát

Khi đường huyết tăng cao, đường dư thừa bị đào thải qua nước tiểu. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển quá mức và tạo ra một tình huống bất lợi cho bạn.

Nhịn tiểu

Nhịn tiểu trong ít nhất 6 giờ có thể khiến bạn mắc UTI vì vi khuẩn trong bàng quang có nhiều thời gian để phát triển giữa các lần tiểu tiện. Vì vậy, hãy hạn chế nhịn tiểu để tránh nguy cơ này.

Mất nước

Uống nhiều nước không chỉ giải cơn khát của bạn mà còn giúp phòng ngừa mắc UTI trong những tháng hè nóng bức. Khi bạn uống nhiều nước, cơ thể sẽ loại bỏ được những vi khuẩn có thể gây UTI.

Phòng tránh thai

Nếu bạn phòng tránh thai, sự thay đổi hormone có thể dẫn tới những thay đổi vi khuẩn bình thường trong âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm UTI. Sử dụng màng ngăn và chất diệt tinh trùng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Sản phẩm vệ sinh nữ

Băng vệ sinh bẩn là nơi vi khuẩn phát triển rầm rộ. Vì vậy, cần thay băng vệ sinh thường xuyên để phòng nhiễm trùng trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cũng cần lựa chọn đồ lót một cách khôn ngoan. Luôn dùng quần lót cotton để ngăn ngừa độ ẩm quá mức tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Sỏi thận

Sự tích tụ khoáng chất cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu vì chúng có thể làm tắc nghẽn đường tiểu và tích tụ nước tiểu, khiến vi khuẩn có nhiều thời gian để phát triển.

BS Thu Vân

(Theo Prevention)

Cách phòng một số dị tật thai nhi bẩm sinh

Hội chứng Down

Trẻ sinh ra mắc hội chứng Down để lại những hệ lụy nặng nề về sức khỏe. Là một hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể, hội chứng Down xảy ra khi tế bào của bé có 3 nhiễm sắc thể 21 thay vì thông thường là 2. Cứ 800 - 1.000 trẻ mới sinh thì có 1 bé bị bệnh này. Tuổi tác khi mang thai của người mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con bị Down sẽ càng tăng. Khoảng 85 - 90% thai bị Down chết từ giai đoạn phôi, những trẻ sinh và sống sót phần lớn mắc bệnh do bất thường ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh, chỉ khoảng 5% di truyền.

Hội chứng Down thường được xác định nhờ xét nghiệm tầm soát thực hiện trong giai đoạn từ tuần 11-14 của thai kỳ. Nếu có vấn đề bất thường, mẹ bầu sẽ được thực hiện thêm một loạt các xét nghiệm khác nữa.

Trẻ mắc bệnh Down thường có đặc điểm như: lưỡi như bị thò ra, mắt lệch về phía góc trong, mặt có các nếp gấp. Phần gáy thẳng và hai tai không bình thường. Bé khá yếu ớt, hai bàn tay, bàn chân ngắn và bè. Lòng bàn tay, bàn chân có nếp gấp ngang. Thêm vào đó bé có thể bị tim bẩm sinh hoặc bị tâm thần. Tuy vậy, bệnh Down cũng được chia ra thành nhiều cấp độ và có nhiều trẻ mắc hội chứng Down vẫn bình thường gần như các bé khác.

Bà mẹ cần đi khám thai định kỳ để giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi.

Bệnh tim bẩm sinh (chứng thông liên thất)

Thông liên thất là trạng thái hay gặp nhất của chứng tim bẩm sinh, bệnh có thể gặp ở 2- 6 trẻ/1.000 ca sinh. Chứng thông liên thất ở bé có thể phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ hoặc thường khoảng 4 tuần sau sinh. Bé bị tim bẩm sinh thường có những dấu hiệu như da xanh, bé thở yếu hoặc thở khó, hay không thể thở được lúc đang bú... Với những bé có tim khỏe mạnh, hai tâm thất trái phải sẽ được ngăn cách bằng một lớp vách mỏng. Tuy nhiên, trái tim của những bé bị dị tật sẽ có một lỗ nhỏ giữa vách ngăn, tạo điều kiện “gặp gỡ” cho hai tâm thất. Thường trẻ mắc dị tật này không cần mổ do cái lỗ ấy sẽ bít lại một cách tự nhiên, chỉ can thiệp phẫu thuật trong các trường hợp: thông liên thất kích thước lớn, thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi trung bình, thông liên thất vùng phễu...

Dị tật ống thần kinh

Là một phần cấu trúc nhỏ tồn tại trong giai đoạn phôi thai, ống thần kinh là nền tảng cốt lõi để phát triển thành não và tủy sống. Vào ngày thứ 28, ống thần kinh sẽ đóng lại hoàn toàn để chuẩn bị cho bước phát triển mới của thai nhi. Tuy nhiên, nếu quá trình này xảy ra bất thường khiến ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn, não và cột sống của thai nhi sẽ xảy ra những khiếm khuyết.

Nứt đốt sống là một dị tật ống thần kinh xảy ra do một vài đốt xương sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng một “túi thần kinh” mềm sẫm màu mọc trên lưng dọc theo cột sống. Túi này được phủ một lớp màng mỏng nên có thể bị rò rỉ làm thoát dịch não tủy ra ngoài. Nứt đốt sống được chia thành hai dạng: nứt đốt sống dạng đóng là dạng nhẹ nhất, biểu hiện ở việc xuất hiện đám lông bất thường hoặc có tình trạng tụ mỡ dưới da, một vết lõm hoặc vết chàm phía trên da vùng đốt sống bị nứt; nứt đốt sống dạng mở bao gồm hai loại là thoát vị màng não và thoát vị màng não - tủy. Nứt đốt sống gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé như dễ bị nhiễm trùng, viêm màng não, co cơ, bị liệt, bàn chân bị khoèo, khó kiểm soát đại tiểu tiện, não úng thủy, tổn thương não (dẫn đến mù, chậm phát triển trí tuệ, động kinh hoặc bại não), dị ứng chất latex (nhựa cao su)... Trẻ sinh ra bị tật nứt đốt sống sẽ có nhiều cơ hội sống nếu được mổ sớm trong vòng 48 giờ sau sinh, kết hợp điều trị vật lý trị liệu, thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa...

Người mẹ thiếu axit folic trước và trong thai kỳ, gia đình có tiền sử bị dị tật ống thần kinh, mẹ dùng một số loại thuốc khi mang thai, mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc trong những tháng đầu mang thai, mẹ bị tăng nhiệt độ cơ thể do sốt cao, tắm hơi, tắm trong bồn nước quá nóng... là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật nứt đốt sống ở trẻ.

Tật sứt môi và hở hàm ếch

Dị tật sứt môi hở hàm ếch xảy ra do sự phát triển không đầy đủ của phần môi trên, vòm miệng hoặc cả hai và có thể được phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ. Hầu hết các trường hợp không xác định được nguyên nhân chính xác, tuy nhiên đa phần dị tật này là sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường (như do mẹ sử dụng thuốc, mẹ bệnh, hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai...). Nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao khi tiền sử gia đình có người mắc tật sứt môi, hở hàm ếch.

Dị tật hậu môn không lỗ

Hậu môn không lỗ là tình trạng hậu môn bị bít lại hoặc do một màng da mỏng bao lấy lỗ ra hoặc bởi vì ống nối giữa hậu môn và ruột già không phát triển. Dù là dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ 1/5.000 trẻ sơ sinh, nhưng hậu môn không lỗ vẫn là loại dị tật gây nhiều hoang mang cho các bậc phụ huynh nếu chẳng may bé sinh ra mắc phải tật này. Đến nay, khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của tật hậu môn không lỗ, nhưng tỷ lệ mẹ bị nhiễm virut, tiếp xúc với tia phóng xạ hoặc dùng thuốc trong thai kỳ sinh con bị tật này khá cao. Khi phát hiện dị tật này, ngay lập tức phải được can thiệp bằng phẫu thuật vì để lâu có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trong thai kỳ, thai phụ hãy luôn ghi nhớ làm đầy đủ các xét nghiệm và khám thai định kỳ để giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi. Người mẹ cũng nên thực hiện nếp sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không dùng rượu bia, chất kích thích để giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi. Dinh dưỡng cho người mẹ cũng rất quan trọng, cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm. Hãy đảm bảo rằng thực phẩm cho thai phụ là thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, phẩm màu công nghiệp. Thai phụ không tự ý dùng thuốc, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Đó là những biện pháp nên làm để giảm thiểu dị tật cho thai.

ThS. Lê Hưng

Nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu, vì sao?

Nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập qua niệu đạo và gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu với triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới... Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển tới thận và gây viêm thận. Bệnh hay gặp ở trẻ em gái, ở người lớn phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới; mùa hè, thời tiết nóng, ẩm cũng là một trong những yếu tố gây bệnh khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng lại đi tiểu ít đi.

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu có thể là cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn bình thường; mót đi tiểu nhưng chỉ có thể tiểu nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, phải rặn tiểu hoặc nhỏ giọt nước tiểu cuối bãi; niệu đạo và bàng quang bị viêm; đau ở vùng chậu và bụng; cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy hay buồn đi tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, tiểu đau, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hơn; cơ thể có thể sốt nhẹ và mệt mỏi... Nếu được dùng kháng sinh thì sau 1-2 ngày các triệu chứng sẽ giảm bớt. Một số người dễ bị nhiễm khuẩn đường tiểu vì có hiện tượng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên trên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt cao có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận; cần đi khám ngay và làm một số xét nghiệm. Tránh tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc vì có thể bệnh sẽ nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc.

Sơ đồ nhiễm trùng đường tiểu ở nữ.

Nguyên nhân gây bệnh

Cấu tạo của cơ quan sinh dục phụ nữ phức tạp. Niệu đạo của phụ nữ (dài 4cm) ngắn hơn so với nam giới (20cm) nên vi trùng đi ngược dòng vào bàng quang dễ dàng hơn; niệu đạo lại nằm gần trực tràng, vi khuẩn từ đây có thể đi vào niệu đạo và gây nhiễm trùng đường tiểu. Niệu đạo nằm cạnh âm đạo, do đó hoạt động tình dục cũng là yếu tố đẩy vi trùng ngược dòng vào bàng quang. Sử dụng màng ngăn âm đạo và một số phương pháp tránh thai (thuốc tránh thai) cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu khi tác dụng phụ của thuốc cản trở việc bài tiết - nước tiểu đọng lại trong bàng quang. Khi bàng quang hoạt động kém và nước tiểu không thoát đi hết dễ bị chảy ngược lại niệu quản. Nước tiểu càng ở lại lâu trong đường niệu, nguy cơ vi khuẩn sinh sôi càng lớn, do vậy tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vệ sinh sơ sài hoặc quá kỹ cũng là yếu tố nguy cơ khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh, nhất là vào chu kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh sẽ làm vi khuẩn sinh sôi. Ngược lại, việc sử dụng thường xuyên các chất diệt khuẩn, các sản phẩm vệ sinh, sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo cũng làm mất cân bằng vi khuẩn, tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có ích. Một nguyên nhân ít ai nghĩ đến nữa là đồ lót quá chật làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Phòng ngừa và điều trị

Nhiễm trùng đường tiểu thường được điều trị bằng kháng sinh. Các kháng sinh nên chọn như nhóm trimazon, nhóm quinolon phối hợp với các thuốc có tác dụng sát khuẩn đường niệu, kèm theo uống nhiều nước. Nếu đái buốt nhiều có thể dùng phối hợp với các thuốc giãn cơ trơn như spasmaverin, nospa để làm giảm triệu chứng. Trường hợp nặng cần điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, triệu chứng sẽ giảm sau vài ngày rồi khỏi. Tuy nhiên nhiễm trùng tiểu là căn bệnh hay tái phát, do đó để phòng ngừa, chị em phụ nữ nên thực hiện bằng các biện pháp đơn giản như sau:

Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 1,5 - 2 lít nước. Nước giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Bên cạnh đó nên đi tiểu đều đặn và không nhịn tiểu lâu gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

Để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nói chung, nhiễm trùng đường tiểu nói riêng, chị em cần vệ sinh vùng sinh dục và tầng sinh môn hàng ngày 1-2 lần. Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh thích hợp cho cơ quan sinh dục để không làm mất cân bằng hệ vi sinh ở âm đạo. Không nên xịt nước hoặc cho tay vào âm đạo. Không nên dùng nước hoa hay các chất khử mùi ở cơ quan sinh dục. Thay đồ lót hằng ngày, nhất là tối trước khi ngủ. Vệ sinh sau khi đi cầu nên rửa từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào vùng sinh dục. Trong những ngày kinh nguyệt, đóng băng vệ sinh đúng cách và thường xuyên thay băng. Nên chọn đồ lót làm bằng sợi bông, thoáng và hạn chế ra mồ hôi để tránh ẩm ướt. Đi tiểu sau quan hệ tình dục, vì trong quá trình giao hợp, niệu đạo là ống nhỏ dẫn nước tiểu từ bàng quang thường mở rất rộng, do đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn tại khu vực âm đạo có cơ hội đi ngược lên. Phản xạ tiểu tiện sau mỗi lần giao hợp sẽ giúp thải ngay lập tức những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào trong bàng quang.

Tăng sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ và cân đối, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin C. Khi hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh sẽ góp phần chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

ThS. Nguyễn Tố Ngân

Vì sao phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi?

Dưới đây là những lý do phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi:

1. Hỗ trợ phát triển xương của trẻ

Canxi cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ. Vì lượng canxi cần cho sự phát triển xương của trẻ được lấy từ nguồn canxi tích trữ từ mẹ, nên nguồn canxi dự trữ từ mẹ bị cạn kiệt. Do vậy, tăng cường hấp thu canxi là quan trọng. Vì hấp thu canxi qua chế độ ăn có thể không đủ nhu cầu canxi tăng dần, nên cần thêm các chế phẩm bổ sung canxi.

2. Phòng ngừa mất xương ở phụ nữ mang thai

Với nhu cầu canxi cho sự phát triển xương của bào thai gia tăng, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thiếu canxi. Hơn nữa, tỷ lệ tái hấp thu xương tăng và mật độ khoáng xương giảm, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Do vậy, tăng cường hấp thu canxi dưới dạng các chế phẩm bổ sung là một cách hiệu quả để phòng ngừa thiếu hụt canxi.

3. Tăng cường tiết sữa

Nhiều người không biết rằng canxi cũng cần thiết cho sự tiết sữa. Trong thời gian cho con bú, có sự gia tăng áp lực lên việc sử dụng canxi. Trung bình, khoảng 300-400mg canxi bị mất trong quá trình tiết sữa mỗi ngày. Và để đáp ứng nhu cầu này, cần tăng cường tái hấp thu canxi từ xương. Điều này có thể dẫn tới mất canxi cưỡng bức từ cơ thể mẹ, dẫn tới hàm lượng canxi thấp trong cơ thể, hấp thu các chế phổ bổ sung canxi được khuyên để ngăn ngừa mất xương và duy trì hàm lượng canxi trong cơ thể.

Lời khuyên khi bổ sung canxi

Liều canxi khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ mang thai là khoảng 1.000mg/ngày, chế độ ăn uống hàng ngày có thể không đáp ứng đủ, nên bạn cần thêm các chế phẩm bổ sung canxi. Để việc bổ sung hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:

Dùng các chế phẩm bổ sung vitamin D hoặc các loại thực phẩm giàu vitamin D vì chúng giúp xương hấp thu canxi.

Nếu bạn đang dùng các chế phẩm bổ sung sắt, cần tránh uống cùng với các chế phẩm bổ sung canxi vì sắt cản trở hấp thu canxi.

Trong một số trường hợp, sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi có thể gây ra táo bón/tiêu chảy. Mộ số người báo cáo các triệu chứng ợ nóng do dùng các chế phẩm bổ sung canxi. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi dạng sử dụng chứ không phải là dừng thuốc.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

Dinh dưỡng cho mẹ bầu ăn chay

Theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ, các mẹ bầu vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục áp dụng thực đơn ăn chay miễn đảm bảo được cân bằng dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ lẫn bé cưng.

Tăng cường hàm lượng protein

Việc tăng cường bổ sung hàm lượng protein trong suốt quá trình mang thai vô cùng quan trọng. Vì protein giúp hình thành cơ, mô trên cơ thể bé và đẩy nhanh quá trình phát triển ở bé. May mắn là có vô số các thực phẩm giàu protein trong thực đơn ăn chay như các loại đậu, trứng, các sản phẩm từ sữa. Theo chỉ dẫn sức khỏe thì các mẹ bầu cần thêm 6g protein mỗi ngày.

Thúc đẩy hấp thụ sắt

Trong khi thịt đỏ rõ ràng là một trong những nguồn thực phẩm dồi dào chứa sắt cũng không đồng nghĩa với việc mẹ bầu theo chế độ ăn chay sẽ bị thiếu sắt. Sắt trở nên cần thiết trong quá trình mang thai khi cơ thể mẹ sản sinh thêm nhiều máu để chuyển các chất dinh dưỡng qua nhau thai cho bé. Và mẹ có thể bổ sung sắt nhờ các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, hoa quả sấy, hạt ngũ cốc và óc chó. Tuy nhiên việc hấp thụ sắt sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu mẹ bầu sử dụng kèm các thực phẩm giàu vitamin C như các loại cam và quýt.

Cung cấp đủ các loại vitamin nhóm B

Các mẹ bầu theo chế độ ăn chay trường sẽ không có nhiều lựa chọn thực phẩm để bổ sung các loại vitamin nhóm B trừ sữa đậu nành, chiết xuất nấm men... Nhưng nếu mẹ bầu theo chế độ ăn chay thường (có thể sử dụng trứng và các chế phẩm từ sữa động vật) thì việc bổ sung vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 (chỉ chứa trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Phát triển trí não của bé

Mặc dù chế độ ăn chay giúp tăng cường acid béo omega-6 chứa nhiều trong thực vật, thế nhưng hàm lượng omega-3 (như EPA và DHA) lại vô cùng hạn chế. Trong khi đây lại là chìa khóa cho sự phát triển trí não và mắt của bé. Mẹ bầu ăn chay có thể lựa chọn hạt óc chó, dầu hạt cải, đậu nành và các thực phẩm giàu DHA khác như trứng gà. Ngoài ra nên sử dụng dầu olive thay cho dầu hướng dương để giữ tỷ lệ omega 6:3 được cân bằng.

Dương Hậu

(Theo HealthyFamiliesBC, BbcGoodfood, Mother&Baby, Dummies)

Mẹo khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt

Một số thay đổi phổ biến nhất xảy ra ở hơn 80% phụ nữ trong giai đoạn này là chuột rút, đầy hơi, lo âu, thay đổi tâm trạng, cáu giận, khó chịu, nhức đầu, mệt mỏi, lười biếng, thèm ăn… Tuy nhiên, chỉ bằng một số thay đổi lối sống đơn giản dưới đây bạn có thể giảm thiểu các triệu chứng này.

Stress

Stress là tình trạng phổ biến trong hội chứng tiền kinh nguyệt, và khi đó thở sâu sẽ giúp thư giãn. Điều này thật sự có tác dụng. Hãy thực hành các bài tập thở vài lần trong ngày, bạn sẽ thấy khác biệt.

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh rất quan trọng. Đồ ăn vặt, chứa đường, caffein, carb, v.v… ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể và phá vỡ cân bằng hormone. Ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp một khởi đầu tốt để mọi thứ trở lại bình thường.

khac-phuc-hoi-chung-tien-kinh-nguyet

Duy trì tập luyện

Duy trì chế độ tập luyện hàng ngày gồm những bài tập như aerobic, chạy, nhảy, đi bộ hoặc bơi sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Lối sống trì trệ, lười vận động sẽ kéo theo bệnh tật, do vậy tích cực hoạt động sẽ khiến bạn cảm thấy bản thân năng động và thư giãn.

Nói không với thuốc lá

Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa hút thuốc và sự gia tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Những phụ nữ hút thuốc nhiều thường có các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn những người không hút.

Hạn chế uống rượu

Uống rượu có thể khiến phụ nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi hội chứng này, do vậy hạn chế uống rượu sẽ có lợi.

Bổ sung dưỡng chất

Một số chế phẩm bổ sung được cho là giúp cân bằng hormone. Hãy tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về những chế phẩm bổ sung có thể giúp bạn hạn chế những triệu chứng này.

Giữ điềm tĩnh

Tập Yoga và một số kỹ thuật thiền có thể giúp bạn loại bỏ những triệu chứng này. Các liệu pháp khác như mát-xa, châm cứu, tập thở … có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Làm những điều yêu thích hàng ngày

Hãy dành thời gian thực hiện những hoạt động bạn yêu thích như hát, nhảy, vẽ tranh, làm vườn. Điều này sẽ giúp giảm các triệu chứng.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky/Univadis)

Biện pháp giảm ngứa cho bà bầu

Mang thai và sinh đẻ là một quá trình tự nhiên của con người. Mặc dù vậy nhưng hầu hết thai phụ đều hay gặp một vài dấu hiệu khó chịu, phiền toái khi mang thai như: sạm da (rối loạn sắc tố da), táo bón, có khí hư nhiều, trĩ, ngứa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu... Trong đó ngứa là triệu chứng hay gặp nhưng thường ít được quan tâm ngoại trừ khi triệu chứng ngứa đã trở nên trầm trọng phải dùng thuốc.

Nguyên nhân gây ngứa trong thai kỳ

Ngứa trong thai kỳ có thể không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm sinh lý của thai phụ. Những vị trí ngứa thường gặp là ngứa ở hai bầu vú do mô tuyến vú tăng sinh; ngứa ở bụng do sự căng giãn da khi bào thai lớn dần gây rạn da và nổi sẩn mề đay kèm theo tăng sắc tố. Ngứa ở cánh tay, đùi do tích tụ mỡ khi mang thai. Ngứa ở cẳng, bàn chân khi dạ con phát triển, mạch máu đi nuôi cơ thể phần dưới bị chèn ép làm cho máu khó lưu thông sinh phù chân và ngứa. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người thích nghi với tăng sinh chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Nếu bạn ở trường hợp da khô thì khi mang thai dễ mắc phải tình trạng ngứa nhiều hơn. Da cũng trở nên nhạy cảm hơn với môi trường khí hậu nóng quá hay lạnh quá. Trong thời gian mang thai, bạn dễ bị tăng tiết mồ hôi nhiều, do đó những vùng da ở kẽ, nếp gấp dưới da (vú, cổ, gáy, ngực, bụng, lưng, bẹn) không được khô thoáng nên dễ mẩn ngứa, rôm sảy. Tình trạng ngứa còn có thể do thay đổi nội tiết trong cơ thể thai phụ; nồng độ estrogen tăng, độ pH ở vùng âm hộ, âm đạo trở nên quá kiềm, chứng viêm nang lông trong thai kỳ... và một số bệnh lý khác.

Cấu trúc da.

Bệnh lý mắc phải khi mang thai

Nhiễm nấm sinh dục: Ngứa kèm với cảm giác nóng rát quanh âm hộ, âm đạo; tiết dịch âm đạo bất thường có màu xám hoặc trắng, có mùi hôi hoặc tanh. Ngứa, rát hoặc đau khi đi tiểu. Một số thuốc bôi ngoài da hay viên đặt âm đạo theo chỉ định của bác sĩ sản khoa sẽ giúp bạn giảm ngứa nhanh chóng và an toàn khi mang thai.

Nhiễm trùng da trong thai kỳ: Ngứa do virut Herpes simplex (HSV) có thể gây nên nhiễm khuẩn da cấp tính. Tuy nhiên hiếm khi virut này gây bệnh trầm trọng và ảnh hưởng tổn hại đến thai nhi. Biểu hiện ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn, sau đó nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ. Vị trí thường gặp: quanh môi và vùng da xung quanh sinh dục. Chúng thường tiến triển thành mụn mủ và phủ vảy tiết lên trên gây ngứa, nóng rát. Trong trường hợp này bạn cần đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt, để tổn thương HSV không gây lây nhiễm cho vùng da lành và vùng da bị sẩn ngứa trở về bình thường.

Bị trĩ khi mang thai hay gây ngứa vùng hậu môn: Trong lúc mang thai, do thay đổi nội tiết và phải bổ sung canxi và sắt, cũng như việc ít vận động hơn bình thường gây táo bón dẫn đến tổn thương khi đi đại tiện. Khắc phục tình trạng trên bạn nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như: rau, hoa quả, giảm ăn cay, nên uống nhiều nước, vận động nhiều. Đừng rặn mạnh khi đại tiện. Nên tập đi đại tiện mỗi ngày vào một khoảng thời gian nhất định, không vội vã. Cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc bôi hậu môn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Lời khuyên của thầy thuốcĐể chăm sóc da và giảm ngứa, bạn nên mặc quần áo rộng và thoáng bằng vải cotton, hạn chế ra ngoài lúc trời nắng nóng. Vệ sinh thân thể hàng ngày, tắm rửa đều đặn bằng nước mát. Tránh dùng các loại sữa tắm hay dung dịch tẩy rửa mạnh, nhiều bọt, quá thơm. Nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc có thể bạn chỉ tắm bằng nước chứ không dùng sữa tắm.Loại trừ các nguyên nhân gây dị ứng, một số loại cream làm ẩm da và mềm da toàn thân chứa oxid kẽm có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa khi da bạn quá khô và bong tróc. Giữ gìn vệ sinh vùng sinh dục, ngâm rửa bằng các thuốc vệ sinh phụ nữ thông thường.Trong những trường hợp ngứa nhiều, ngứa toàn thân kèm với vàng da (chứng tắc mật trong gan ở sản phụ) hoặc phát ban kèm với sốt; phát ban không kèm sốt nhưng có tổn thương ngoài da như chàm, vảy nến, dị ứng thuốc (đang dùng); ngứa do nhiễm nấm Candida hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục... bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả, an toàn.

ThS. Lê Thị Hương

Vì sao lại thiếu ối trong thai kỳ

Ở điều kiện sinh lý bình thường, thai khoảng 10 tuần thì thể tích nước ối khoảng 30ml ở thai 34 - 36 tuần thì nước ối khoảng 1.000ml; đến 40 tuần thì nước ối giảm dần còn khoảng 800ml. Ngày nhờ có siêu âm ra đời nên xác định nước ối không còn khó khăn nữa, khi siêu âm kết luận chỉ số ối đo được trong bốn khoang ối là dưới 5cm trong 3 tháng cuối kỳ thì được gọi là thiểu ối.

Về nguyên nhân gây ra thiểu ối, nước ối được tạo thành từ màng ối, thai nhi và từ cơ thể của người mẹ, khi các yếu tố bất thường từ một trong ba nguồn gốc nói trên sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến nước ối. Nguyên nhân do mẹ, bệnh lý của người mẹ có ảnh hưởng đến tính thấm của màng ối và chức năng của rau thai gây thai kém phát triển và chức năng tái tạo nước ối như bệnh cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh về lý về gan, thận...

Nguyên nhân do thai, thường gặp trong một số bất thường bẩm sinh của thai nhi như: thai vô sọ, não úng thủy, thoát vị não màng não, thoát vị rốn, dò thực quản - khí quản, teo hành tá tràng, giảm sản phổi, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc không có thận, nghịch sản thận, thậnđa nang.

Ngoài ra, thiểu ối còn gặp do thai chậm phát triển trong tử cung xảy ra sau một tình trạng thiếu oxy của bào thai, giảm tưới máu phổi và giảm tiết dịch, nhiễm trùng thai và có khoảng 30% trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.

Về cách điều trị, tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà có hướng điều trị khác nhau:

Với thai kỳ chưa đủ tháng, nếu thiểu ối mà không có dị dạng bẩm sinh ở các cơ quan tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh… có thể là do suy hay tắc một phần tuần hoàn tử cung - nhau thai, trường hợp này cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào là đặc hiệu. Trường hợp này thì cần khuyên bệnh nhân nằm nghiêng trái, kiểm soát các bệnh lý đi kèm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm cải thiện tuần hoàn tử cung - nhau thai, nhằm cố gắng giữ thai phát triển đến trên 35 tuần.Trong các trường hợp thiểu ối và có các dị dạng cấu trúc thai nhi, cần phải làm thêm các xét nghiệm để xác định các bất thường đó có khả năng điều trị hay không, cũng như có bất thường về nhiễm sắc thể hay không để có quyết định điều trị giữ thai hay đình chỉ thai nghén. Trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung mà không tìm được nguyên nhân thì thái độ xử trí tùy thuộc vào sự diễn tiến của tình trạng suy thai trong tử cung. Thai chậm phát triển trong tử cung ở quý ba và có thiểu ối là dấu hiệu nặng của tình trạng chậm tăng trưởng thai, cần cân nhắc khả năng chấm dứt thai kỳ được khi có tình trạng suy thai.

Thiểu ối 3 tháng cuối thai kỳ thì cho sản phụnằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.

Về phòng bệnh, cách tốt nhất đối với các bà mẹ trước khi mang thai, cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định hẳn những bệnh lý mắc phải, trước khi có thai; khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ; tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngàyúit nhất là 2 lít, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều

Nguyên nhân do thể trạng vốn có âm hư huyết nhiệt, hoặc cảm nhiễm khí hậu nóng, nội nhiệt hiệp với ngoại tà mà gây ra bệnh. Do công năng sơ tiết của Can không được bình thường, làm cho việc tang trữ huyết không tốt, can khí và can huyết mất thăng bằng, làm cho khí huyết ứ trệ; Hoặc sau hành kinh hoặc sau đẻ, huyết dư (huyết hôi) không ra hết lưu lại ở bào cung lâu ngày kết hợp với các yếu tố ngoại tà làm tổn thương đến Xung nhâm gây rối loạn kinh nguyệt… Tuỳ theo từng thể bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp như sau

Kinh trước kỳ (kinh sớm, kinh trồi):

Thể huyết nhiệt: Kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục người hay choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Bài thuốc: Đan bì 12g, địa cốt bì 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, hoàng bá 10g, thạch cao 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hoàng cầm 10g. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

Thể can uất: Kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khí lẫn máu cục, lượng nhiều, ít không nhất định, ngực sườn đầy tức, hay đau hai bên mạng sườn, bụng trướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác.

Bài thuốc: Bạch thược 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, sài hồ 10g, đan bì 10g, bạc hà 8g, cam thảo 6g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hoàng cầm 10g, hương phụ 10g . Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

Thể huyết ứ: Kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ một vài ngày, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít hay đau bụng vùng thiểu phúc trước khi hành kinh, người mệt mỏi; chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi. Mạch tế sắc.

Bài thuốc: Xuyên khung 12g, xuyên quy 12g, bạch thược 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hương phụ 10g, ô dược 12g, huyền hồ sách 8g.Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

Cây và vị thuốc bạch truật

Kinh sau kỳ (kinh muộn, kinh sụt)

Chu kỳ kinh nguyệt chậm hơn 7 ngày, thậm chí có khi đến 40 – 50 ngày. Cơ chế sinh kinh sau kỳ chủ yếu là do khí huyết vận hành không thong suốt, Xung, Nhâm bị trở ngại.

Thể hư hàn: Sắc mặt xanh bạc hoặc vàng úa, sợ lạnh, thích nóng ấm, uể oải, hồi hộp, ít ngủ, kinh nguyệt trễ, sắc nhạt, lượng ít, mạch trần trí.

Bài thuốc: Đảng sâm 12g, thục địa 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch linh 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, xuyên khung 12g, đại táo 5 quả. gừng tươi 3 lát. Sắc ngày uống 1 thang.

Thể huyết hư: Kinh trễ, sắc nhạt, lượng ít, ù tai, hoa mắt, chóng mặt tay chân lạnh, đại tiên bón, khô, mạch hư tế.

Bài thuốc: Sinh địa 12g, Thục địa 12g, bạch thược 12g, mạch môn đông 12g, cam thảo 6g, ngưu tất 12g, đan sâm 16g, tri mẫu 8g, địa cốt bì 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể huyết nhiệt: Kinh trễ, lượng ít, màu đen sẫm có cục nhỏ (huyết khối), bụng dưới đau, miệng khát, bứt rứt trong ngực, mạch sác.

Bài thuốc: Đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, thục địa 12g, hoàng liên 8g, hương phụ 12g, đại táo 5 qủa. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể huyết ứ: Kinh đến trễ, bụng dưới sình đau, đè vào lại đau hơn, màu kinh tím đen, có cục (huyết khối), cục xuống thì bớt đau, lưỡi tím sẫm, mạch tế sác.

Bài thuốc: Ích mẫu 16g, ngải cứu 16g, hương phụ 8g, xích thược 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 6g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, đại táo 5 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể khí uất: Kinh trễ, trước khi có kinh và sắp có kinh bụng dưới sình đau, đau lan đến hông, sườn, tinh thần bứt rứt, bực dọc, lưỡi trắng ợt, mạch huyền sác.

Bài thuốc: Hương phụ 10g, đương quy 12g, nga truật 12g, đan bì 12g, ngải diệp 16g, ô dược 8g, xuyên khung 12g, diên hồ sách 10g, tam lăng 10g, sài hồ 12g, hồng hoa 8g, đại táo 5 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể đàm trở: Kinh đến trễ, có khi vài tháng mới có một lần, sắc nhạt và đặc ra nhiều bạch đới, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt.

Bài thuốc: Thương truật 10g, hương phụ 10g, trần bì 8g, chỉ xác 12g,bán hạ 8g, thiên nam tinh 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Vũ Quốc Trung

Tham khảo chi phí sinh con ở các bệnh viện lớn tại miền Nam

Bệnh viện Từ Dũ(khoa Dịch vụ)

Bệnh viện Từ Dũ là cơ sở công lập đầu ngành chuyên về sản phụ khoa của khu vực phía Nam. Bệnh viện hiện sở hữu đội ngũ nhân viên bao gồm khoảng 200 bác sĩ đầu ngành.

Trong năm 2015, để cải thiện chất lượng dịch vụ của bệnh viện cũng như giải tỏa tình trạng thường xuyên quá tải do bệnh nhân từ khắp các tỉnh miền Nam đổ về, bệnh viện đã khai trương khu khám ngoại viện và khu nằm viện dịch vụ.

Địa chỉ: số 284, Cống Quỳnh, quận 1, TPHCM

Điện thoại: (08) 54042829 - 38398280

Sinh thường: 9 triệu

Sinh mổ: 12 triệu

Bệnh viện Hùng Vương

Cũng như Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương là một bệnh viện nhà nước chuyên sâu về sản phụ khoa hàng đầu khu vực phía Nam. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, có thể xử lý tốt các ca sinh khó.

Ngoài các dịch vụ thăm khám sản phụ khoa, bệnh viện còn có dịch vụ điều trị hiếm muộn.

Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38558532

Sinh thường: 4.5 triệu đến 10 triệu

Sinh mổ: 8 triệu đến 15.5 triệu

Bệnh viện An Sinh

Bệnh viện An Sinh là một trong những bệnh viện đa khoa tư nhân xuất hiện trong khoảng những năm 2006. Khoa Phụ sản bệnh viện An Sinh sở hữu đội ngũ bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm và được thu nghiệp từ nước ngoài.

Địa chỉ: số 10, Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận, TPHCM

Điện thoại: (08) 38457777

Sinh thường: 16 triệu

Sinh mổ: 26 triệu

Bệnh viện Vũ Anh

Bệnh viện là một bệnh viện đa khoa 200 giường bệnh. Khoa sản phụ khoa là một trong những khoa chính của bệnh viện. Bệnh viện nằm tại khu vực đông dân cư của quận Gò Vấp.

Địa chỉ: số 15, Phan Văn Trị, phường 7, quận Gò Vấp, TPHCM

Điện thoại: (08) 3989 4989

Sinh thường: 12 triệu – 15 triệu

Sinh mổ: 19 triệu – 25 triệu

Bệnh viện Phụ sản MeKong

Bệnh viện Phụ sản Mekong là một trong những bệnh viện chuyên khoa sâu về sản-phụ khoa và nhi sơ sinh, kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng như nhân sự của khoa Phụ sản - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Tuy nhiên, bệnh viện có khuôn viên nhỏ, phát triển chưa đồng bộ về sơ sở vật chất, dù rằng trong những năm gần đây bệnh viện Mekong đã nỗ lực mở rộng khuôn viên để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân cũng như để giải tỏa tình trạng quá tải

Địa chỉ: số 243 – 243A – 243B, Hoàng Văn Thụ, phường Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: (08) 38442986

Sinh thường: 15,3 triệu – 18,3 triệu

Sinh mổ: 21,5 triệu – 25,5 triệu

Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn

Đây là một trong những bệnh viện tư nhân chuyên khoa sản phụ khoa đầu tiên ở Tp.HCM trong những năm 2000. Bệnh viện có vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm Tp.HCM. Tuy nhiên, sau 16 năm hoạt động, cơ sở vật chất và dịch vụ nơi đây đã không còn được như ngày đầu.

Địa chỉ: số 63, Bùi Thị Xuân, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM

Điện thoại: (08) 39253619

Sinh thường: 20 triệu - 25 triệu

Sinh mổ: 30 triệu - 40 triệu

Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc

Là bệnh viện đầu tiên theo tiêu chuẩn Singapore tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc trong những năm gần đây nổi lên như một bệnh viện sản nhi lý tưởng để chào đón những thiên thần nhỏ với chất lượng dịch vụ y tế uy tín và dịch vụ khách hàng thuộc hàng 5 sao. Trong một báo cáo theo phương pháp lắng nghe và phân tích mạng xã hội trong quí I/2015 do một tổ chức độc lập thực hiện, BV Hạnh Phúc được người dùng đánh giá rất cao vì thái độ phục vụ tốt, cơ sở vật chất tốt và công nghệ-kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, việc cho phép người nhà ở bên cạnh sản phụ và cho phép da tiếp da sau sinh, khuyến khích nuôi còn bằng sữa mẹ, cũng như đội ngũ chăm sóc nhi sơ sinh chuyên môn cao là điều khiến nhiều người hài lòng về dịch vụ sinh con ở đây.

Địa chỉ bệnh viện: Đại lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Địa chỉ phòng khám: 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, Tp.HCM

Điện thoại: 19006765

Sinh thường: 15,3 triệu – 22 triệu

Sinh mổ: 25,8 triệu – 33 triệu

Bệnh viện FV

Bệnh viện FV là một bệnh viện đa khoa tư nhân với cơ sở vật chất mới và sạch sẽ. Tuy thế mạnh không phải là sản phụ khoa, nhưng khoa sản của bệnh viện này cũng là một trong những lựa chọn cho các thai phụ quanh khu vực quận 7, đặc biệt là các gia đình người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Tp.HCM.

Địa chỉ: số 6 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TPHCM

Địa Chỉ Phòng khám: 2 Hải Triều, Q1, Tp.HCM

Điện thoại: (08) 54 11 33 33

Sinh thường: 35 triệu

Sinh mổ: 45 triệu

Mức viện trên đây được khảo sát trong tháng 7/2016 với loại phòng 1 giường/phòng và chỉ mang tính tham khảo cho 1 ca sinh không phát sinh biến chứng. Với những thông tin trên, hy vọng các mẹ sẽ sớm tìm được một nơi “vượt cạn” lý tưởng cho mình.

Những điều không nên bỏ qua về huyết áp khi mang thai

Huyết áp là số đo sức co bóp của tim đẩy máu đi trong động mạch để nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đối với người bình thường, chỉ số huyết áp lý tưởng là 80/120mHg. Khi thấp hơn hoặc cao hơn con số này nghĩa là bạn đang có vấn đề về huyết áp, có thể huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Đặc biệt với thai phụ thì huyết áp cao hay thấp đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Sự thay đổi huyết áp khi mang thai

Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất thêm hơn 1 lít máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Tất cả những sự “thêm” này chính là nguyên nhân khiến thai phụ cảm thấy nóng bức hơn bình thường. Lượng máu tăng thêm được dùng để vận chuyển dưỡng chất và ôxy cho thai nhi cũng như lọc thải các chất mà thai nhi sản sinh ra.

Hormone thai nghén progesterone sẽ làm giãn thành mạch máu và đó là lý do tại sao huyết áp thường giảm trong giai đoạn giữa thai kỳ.

Huyết áp thấp có thể khiến một số chị em bị ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh. Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vài tuầnsau đó.

Thai phụ cần đo huyết áp thường xuyên để kiểm soát tốt huyết áp.

Huyết áp thấp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe thai phụ?

Huyết áp thấp làm cho cơ thể thai phụ mệt mỏi, chán ăn, mất nước... ảnh hưởng tới việc cung cấp dưỡng chất, dẫn tới tình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển. Huyết áp thấp gây nguy cơ bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai. Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp.

Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Huyết áp thấp còn liên quan đến những trục trặc ở thị giác như nhìn mờ.

Bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Đối với người bình thường, tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận và các chứng tim mạch... Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai lại càng nguy hiểm hơn bởi vì khi xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp sẽ kèm theo các biến chứng như phù thũng, đẻ non...

Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai: Tuổi của người phụ nữ mang thai quá cao (trên 35 tuổi); chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột,... Các biểu hiện của chứng tăng huyết áp: Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp, tuy nhiên thai phụ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng, khó chịu, nhức đầu, thấy ù ù trong tai, hoa mắt, chóng mặt, nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng.

Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.

Ảnh hưởng của chứng tăng huyết áp

Đối với thai phụ: tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai còn dẫn đến bệnh tim, suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông... Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.

Về phía thai nhi: tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng...

Điều trị huyết áp khi mang thai thế nào?

Tùy tình trạng huyết áp thấp hay cao nặng hay nhẹ mà có thể cần dùng thuốc hay chỉ dùng các biện pháp khắc phục. Đối với huyết áp thấp trong thai kỳ có thể (hoặc không cần) điều trị bằng thuốc. Biện pháp khắc phục huyết áp thấp còn tùy thuộc vào nguy cơ sức khỏe của nó với thai phụ; chẳng hạn, nếu thai phụ bị mất nước thì sẽ được chỉ định bổ sung nước (bằng đường uống hoặc truyền).

Trường hợp tăng huyết áp cần được kiểm soát huyết áp tốt và được theo dõi chặt chẽ, vì thế khi phụ nữ mang thai cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và điều trị để loại trừ những nguyên nhân gây bệnh. Điều cần chú ý là một số thuốc điều trị huyết áp có thể không được sử dụng khi mang bầu nên lựa chọn phù hợp vì vậy chỉ dùng thuốc hạ huyết áp theo đơn của bác sĩ.

Ngăn ngừa cách nào?

Khám thai thường xuyên và ăn uống điều độ kết hợp vận động thể dục đều đặn (đi bộ) sẽ giúp phòng ngừa bệnh cũng như hậu quả xấu với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Với người huyết áp thấp nên nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sẽ khiến dây thần kinh hông và vùng lưng dưới không bị đau. Nếu bị chóng mặt, nên nhanh chóng ngồi xuống cho đến khi ngừng cảm giác hoa mắt. Nên đứng dậy một cách từ từ; Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc; Duy trì chế độ luyện tập hàng ngày. Các nghiên cứu chứng minh, luyện tập thường xuyên có tác dụng duy trì huyết áp ổn định.

BS. Trần Kim Anh

Trầm cảm sau sinh, dùng thuốc gì?

Có nhiều phụ nữ sau khi sinh con xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm như: mất hứng thú trong cuộc sống, ăn không ngon, có cảm giác tội lỗi, nặng hơn có ý nghĩ hành vi tự sát... Vậy trong trường hợp này dùng thuốc điều trị như thế nào?

Nguyên nhân nào dẫn tới trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh có nghĩa là trước khi đẻ, người phụ nữ đó không bị trầm cảm. Các triệu chứng của trầm cảm xuất hiện rõ rệt đủ nặng để chẩn đoán là trầm cảm phải xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi đẻ. Nếu các triệu chứng trầm cảm xuất hiện ngoài giai đoạn này thì không được gọi là trầm cảm sau sinh (chỉ là trầm cảm thông thường).

Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

Người ta quan tâm đến trầm cảm sau sinh vì các lý do sau: các triệu chứng trầm cảm xuất hiện rất nhanh, nhiều, ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của mẹ và bé; người mẹ hay có ý định và hành vi tự sát, kèm theo là ý định và hành vi giết em bé. Nếu được điều trị khỏi, trầm cảm sau sinh chỉ tái phát khi sinh đẻ lần sau. Nghĩa là nếu bệnh nhân không sinh con nữa thì không tái phát, không cần điều trị củng cố giữa các lần sinh; nếu một bệnh nhân đã bị trầm cảm sau sinh thì lần sinh sau, họ sẽ lại bị trầm cảm sau sinh. Điều này có ý nghĩa trong điều trị dự phòng, chặn cơn trầm cảm sau sinh.

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh không hoàn toàn giống với nguyên nhân của trầm cảm thông thường, nghĩa là không phải do thiếu chất serotonin ở não, mà do biến động nội tiết ở bệnh nhân sau khi đẻ.

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh cũng giống như của trầm cảm thông thường, bao gồm 9 triệu chứng sau: khí sắc giảm; mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động; giảm sút năng lượng; mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân; mất ngủ, nhưng cũng có thể bệnh nhân ngủ quá nhiều; rối loạn hoạt động tâm thần vận động; cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi; khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định; ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát.

Và thuốc chữa...

Bệnh nhân trầm cảm sau sinh nếu có ý định và hành vi tự sát hoặc ý định và hành vi giết em bé thì dứt khoát phải điều trị nội trú tại khoa Tâm thần để ngăn chặn các tình huống xấu xảy ra. Với trường hợp này, sốc điện là lựa chọn số một vì nó nhanh chóng cắt được trầm cảm (chỉ sau vài ngày). Bệnh nhân hết ý định và hành vi tự sát, nhanh chóng phục hồi sức khỏe để chăm sóc bản thân và em bé. Hơn nữa, do không dùng thuốc nên mẹ có thể cho con bú bình thường. Các bệnh nhân có 7 triệu chứng trở lên cũng phải điều trị nội trú vì nguy cơ tự sát rất cao.

Các bệnh nhân có dưới 6 triệu chứng, không có ý định tự sát, không có ý nghĩ về cái chết thì có thể điều trị tại gia đình. Nên kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm mới với benzodiazepin để sớm có hiệu quả và ít tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến việc bú sữa của em bé. Một số thuốc chống trầm cảm mới đã được Hội Tâm thần học Mỹ chứng minh là an toàn cho cả mẹ và bé (bé vẫn bú sữa mẹ), có thể sử dụng một trong số các thuốc sau:

Sertraline: thuốc này dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, không độc với gan, thận, tim, ít bài tiết qua sữa và chưa tìm thấy bằng chứng nào về tác dụng có hại của nó đối với em bé khi bú sữa mẹ. Tác dụng phụ hay gặp nhất là gây đầy bụng, khô miệng, chóng mặt nhẹ ở tuần đầu dùng thuốc. Người ta khuyên với bệnh nhân điều trị ngoại trú, tuần đầu nên dùng nửa liều, uống vào buổi tối, sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp bệnh nhân dễ dung nạp với thuốc hơn. Từ tuần thứ hai sẽ tăng lên cả liều.

Paroxetine: thuốc này có tác dụng và tác dụng phụ giống với sertraline, tuy nhiên, thuốc paroxetine giảm lo âu nhanh hơn và ít gây khô miệng, đắng miệng hơn sertraline. Tuần đầu nên cho bệnh nhân dùng một nửa liều, từ tuần thứ hai sẽ dùng cả liều.

Fluoxetine: đây là thuốc chống trầm cảm mới đã được thử nghiệm rộng rãi nhất trên phụ nữ có thai và cho con bú bị trầm cảm. Đến nay, thuốc fluoxetine vẫn được coi là lựa chọn an toàn và đáng tin cậy nhất đối với bệnh nhân trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, thuốc hay gây đầy bụng trong tuần đầu và khó vào giấc ngủ nếu uống buổi tối. Vì vậy, người ta khuyên nên cho bệnh nhân uống thuốc sau bữa ăn sáng. Tuần đầu dùng một nửa liều, từ tuần thứ hai trở đi dùng cả liều.

Venlafaxine: thuốc này chống trầm cảm tốt hơn hẳn các thuốc nêu trên. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như gây chóng mặt, buồn nôn, nôn... trong 1-2 tuần đầu điều trị, khiến tỷ lệ bệnh nhân bỏ thuốc cao hơn các thuốc khác. Để hạn chế tác dụng phụ này, người ta phải dùng kết hợp với benzodiazepine liều trung bình.

Mirtazapine: đây là thuốc chống trầm cảm đa vòng, gây ngủ tốt, kích thích ăn nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc có vẻ không cao bằng các thuốc nêu trên. Thuốc ít tác dụng phụ, dễ dung nạp, không gây chóng mặt, buồn nôn.

Các thuốc chống trầm cảm nêu trên hầu như không tương tác với các thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, thuốc hạ huyết áp, thuốc chữa đái tháo đường... nên có thể dùng đồng thời với các thuốc nêu trên.

Các thuốc bình thần nên chọn bromazepam hoặc clonazepame. Cả hai loại thuốc này đều có thể gây phụ thuộc nếu dùng liều cao và kéo dài trên 3 tháng. Vì thế, thuốc thường được chỉ định với liều rất thấp và phải dùng kèm với thuốc chống trầm cảm chứ không được dùng đơn độc. Cả hai thuốc này đều làm giảm lo âu của bệnh nhân rất nhanh dù với liều thấp, giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, dễ vào giấc ngủ hơn.

Lưu ý: thuốc benzodiazepine không dùng quá 1 tháng. Thuốc chống trầm cảm thường dùng khoảng 6 tháng.

PGS.TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm Khoa Tâm thần - BV 103)

Hành trình mang thai

Không điều gì mang lại nhiều cảm xúc như hành trình làm mẹ

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh trong vòi trứng, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung, làm tổ và phân chia. Mầm sống hình thành trong bạn – mầm sống bé xíu xiu, nhỏ hơn hạt đậu rất nhiều. Trong tử cung, các tế bào phân chia, hình thành bánh nhau để nuôi sống phôi thai nhỏ bé kỳ diệu. Lúc này, bạn có thể nhận thấy vài biểu hiệu “khác lạ” buồn nôn, ăn khó tiêu, thay đổi vị giác (hay có cảm giác đắng miệng), mệt mỏi… Những dấu hiệu này khác nhau ở mỗi phụ nữ, thời gian kéo dài thường chỉ trong đôi ba tháng đầu thai kỳ.

Lời khuyên: Hiện tượng nghén là dấu hiệu bé hiện hữu trong bạn. Hiện tượng này thường xảy ra buổi sáng (nên gọi là “morning sickness”), đôi khi kéo dài cả ngày nhưng hiếm khi. Mệt mỏi, nôn ói, nhạy cảm với mùi…là dấu hiệu thường gặp. Bạn đừng quá lo lắng vì nghén có thể là tín hiệu tích cực đối thai kỳ. Tỷ lệ sẩy thai, thai lưu thấp hơn ở những bà mẹ bị nghén so với bình thường. Bạn cần chia nhỏ bữa ăn (ăn 6-8 bữa/ngày), ăn loãng, dễ tiêu, chọn bất kỳ món nào bạn yêu thích. Mỗi sáng thức dậy, bạn có thể “nhờ vả” chồng mang ít nước ấm, sữa ấm hay mẫu bánh nhỏ cho bạn. Điều này giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Tuổi thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng, và ngày dự đoán sinh là ngày thai tròn 40 tuần. Không nhất định ngày dự sinh sẽ là ngày chào đời của bé. Sớm hơn 1-2 tuần vẫn là bình thường. Bác sĩ Sản khoa thường chia thai kỳ thành ba mốc (gọi là tam cá nguyệt) để theo dõi sự phát triển của bé.

Thai 4-7 tuần: Hoạt động tim thai là điều đầu tiên giúp bạn nhận ra sự sống hình thành. Khi được 7 tuần, trung bình bé dài khoảng 1cm. Sự hình thành tai, mắt bắt đầu. Tay, chân rất nhỏ, và dần dần phát triển (cảm xúc riêng: tim là hoạt động đầu tiên của mỗi người, nên cần dùng thương yêu để sống, chứ nếu tay chân hình thành trước, chắc chiến tranh triền miên).

Thai 8-11 tuần: Tay, chân, mũi, miệng, và não phát triển với tốc độ rất nhanh. Cơ thể mẹ cũng bắt đầu thay đổi theo. Để nuôi bé, máu trong cơ thể bạn có thể nhiều đến gấp đôi (mẹ thật vĩ đại). Bạn cần uống ít nhất 2 lít nước/ ngày trong giai đoạn này. Máu đến tử cung nhiều hơn, tử cung to dần nên “lấn ép” bàng quang chút ít, điều này có thể gây ra chút phiền toái là bạn đi tiểu nhiều lần hơn.

Thai 12-15 tuần: trong giai đoạn này, não bé có thể điều khiển cử động tay chân của bé. Bé biết nuốt, ngậm ngón tay. Giai đoạn này, những triệu chứng nghén bắt đầu mất dần. Bạn cũng ổn định tâm lý hơn, bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống sắp tới…

Thai 16-19 tuần: Bạn có cảm giác “gì đó” đang động đậy – cử động của bé đó! Giao tiếp giữa hai mẹ con bắt đầu rõ ràng hơn. Ngoài ra, bé bắt đầu cảm nhận âm thanh xung quanh và giọng nói của mẹ. Đôi khi bạn thấy ra mồ hôi, thở nhanh, thân nhiệt tăng nhẹ - đừng quá lo lắng nếu dấu hiệu thoáng qua và không ngày một nhiều hơn.

Thai 20-23 tuần: bé giống như diễn viên nhào lộn, cử động nhiều hơn. Giai đoạn này thích hợp để bé và bố “trò chuyện” với nhau. Thỉnh thoảng bạn thấy những nhịp cử động nhẹ, đều thành từng nhịp, có thể là bé đang nấc cục, và dấu hiệu này cũng không đáng lo.

Thai 24-27 tuần: Gương mặt bé dần rõ nét. Cuối tháng thứ 7, bé có thể mở mắt, phân biệt sáng – tối. Cả bé và mẹ đều tăng cân nhanh vào giai đoạn này. Mẹ có thể tăng 0,5-1kg mỗi tuần, vóc dáng không còn là “vóc dáng ngày xưa” – trở nên nặng nề, đi đứng cũng chậm chạp hơn.

Thai 28-31 tuần: Bé tiếp tục phát triển, nhận ra giọng nói của mẹ rõ hơn. Bé nuốt nước ối (chắc cũng ngọt như sữa mẹ vậy). Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, bớt những việc áp lực và gây căng thẳng.

Thai 32-40 tuần: hai tháng cuối thai kỳ, bạn chỉ nghĩ đến chuyện sinh nở. Bé xuống thấp và có thể làm bạn thấy đau nhói vùng xương chậu. Bạn cần chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết để đi sanh, vì bé có thể chào đời sớm hơn dự kiến.

Tóm lại, hành trình mang thai – giai đoạn khởi đầu của hành trình làm mẹ. Kỳ diệu, thiêng liêng, khó nhọc, gian nan…mọi thứ tuỳ vào sự chuẩn bị của bạn. Nhưng có lẽ, không điều gì mang lại cảm xúc nhiều như làm mẹ.

BS Lê Tiểu My- Bệnh viện Mỹ Đức

Ba con đường bổ sung Axit folic cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Theo cảnh báo của các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng thiếu hụt Axit folic (vitamin B9) trong thời gian mang thai, nhất là giai đoạn “tam cá nguyệt thứ nhất” sẽ dễ khiến bạn rơi vào nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non, thậm chí sảy thai, còn thai nhi của bạn có thể bị suy dinh dưỡng và nghiêm trọng hơn là mắc dị tật ống thần kinh với các biểu hiện như vô não, sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, liệt các chi, nứt đốt sống… Bổ sung đầy đủ Acid folic ngay từ khi dự định mang thai được cho là giúp giảm tới 93% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Vậy mẹ bầu có thể bổ sung Axit folic qua những con đường nào?

Trước khi đi vào ba con đường chính đưa Axit folic vào cơ thể, bạn cần nắm được hàm lượng Axit folic cần thiết phải bổ sung trong từng giai đoạn. Khi bắt đầu có ý định mang thai, mỗi ngày bạn nên bổ sung 400mcg Axit folic. Con số này sẽ dao động từ 600 – 1.000 mcg Axit folic/ngày khi bạn đã mang thai tùy thuộc vào chỉ dẫn của bác sĩ và có thể lên đến 4.000mcg đối với nhóm có nguy cơ sinh con khuyết tật cao. Lưu ý rằng không nên tự ý ngừng bổ sung Axit folic giữa chừng hoặc bổ sung quá liều lượng quy định để tránh những tác dụng không mong muốn đối với mẹ bầu và thai nhi. Hãy cùng xem ba con đường đưa Axit folic vào cơ thể mẹ bầu trong suốt thai kỳ là gì nhé!

1. Áp dụng chế độ ăn uống giàu Axit folic

Axit folic có mặt trong hầu hết các loại ngũ cốc bao gồm gạo, ngô, yến mạch… và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc như bánh mỳ, mỳ sợi, mỳ ống... Cách đơn giản nhất để bổ sung ngũ cốc trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của bạn là ăn ngũ cốc với sữa vào bữa sáng, hay trộn đều với cháo, súp, sữa chua… Ngoài ra, Axit folic còn được tìm thấy trong trứng, cà chua, các loại đậu – đỗ, thực phẩm có màu xanh lá như súp lơ xanh, măng tây, cải bó xôi, mướp, bắp cải, rau mầm… và một số loại trái cây như bơ, cam, quýt, dưa vàng… Mặc dù những dạng thực phẩm trên khá giàu hàm lượng Axit folic tốt cho mẹ bầu nhưng thực tế, cơ thể bạn thường chỉ hấp thu được một phần Axit folic qua thức ăn do loại vitamin này rất dễ hao hụt khi ngâm rửa quá lâu, đun nấu quá kỹ hoặc bảo quản không đúng cách.

2. Sử dụng thực phẩm chức năng dành riêng cho mẹ bầu

Sản phẩm vitamin tổng hợp như Elevit, Blackmores, Prenatal DHA, Pregnacare hay Procare sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ bầu muốn kịp thời bổ sung lượng lớn Axit folic đi kèm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể trong suốt thời kỳ “tam cá nguyệt”. Đặc biệt lưu ý uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu thấy có tác dụng phụ như nôn nao, tăng nghén, táo bón thì nên xin bác sĩ tư vấn đổi loại thuốc khác phù hợp với mình.

3. Uống sữa bầu

Bên cạnh một chế độ ăn uống giàu Axit folic kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng, mẹ bầu cũng có thể tăng lượng Axit folic tự nhiên thông qua con đường uống sữa bầu. Trên thị trường hiện có rất nhiều nhãn hiệu sữa bầu uy tín cho bạn lựa chọn và thông thường, các hãng sản xuất sẽ tính toán kỹ để khi bạn pha một ly sữa theo đúng tỷ lệ hãng đưa ra có thể bổ sung 150 – 200mcg Axit folic vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu Axit folic đã được cung cấp tương đối đầy đủ trong quá trình bạn ăn uống và sử dụng các loại vitamin tổng hợp thì nên cân nhắc việc uống sữa bầu hay không, nếu uống thì uống mấy ly/ngày hoặc nên chăng thay thế sữa bầu bằng sữa tươi hay các chế phẩm có lợi từ sữa.

5 thực phẩm hữu ích cho bạn gái ngày “đèn đỏ”

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) khiến cho chế độ ăn uống bị chệch hướng. Việc tối ưu hóa năng lượng và giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái trước sự thay đổi tâm trạng sẽ rất đơn giản nếu bạn có chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý.

Phụ nữ thường có xu hướng ăn vặt trước và trong thời gian kinh nguyệt do sự biến động của các hormone. Nồng độ estrogen, testosterone và progestrogen (các hormone sinh sản) đi xuống, và giữ mức thấp trong chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi này chính là tác nhân khiến cho sự thèm ăn của bạn trở nên dữ dội hơn, báo hiệu cần có sự thay đổi giữa những thức ăn không tốt với các chất dinh dưỡng cụ thể cần thiết cho cơ thể.

Natalie Stephens, chuyên gia dinh dưỡng của ủy ban điều hành Học viện dinh dưỡng Ohio gợi ý rằng chúng ta nên quay trở lại với chế độ ăn cơ bản. Bà cho rằng: “Nên có chế độ ăn uống cân bằng mỗi ngày (bổ sung tất cả các nhóm dinh dưỡng), ăn trái cây và hoa quả càng nhiều bữa càng tốt, làm đa dạng menu của mình với các nhóm thực phẩm phù hợp trong mùa hoặc mua những đồ đông lạnh chất lượng tốt để bổ sung vitamin cũng như khoáng chất hàng ngày”.

Để ngăn chặn và đối phó với các triệu chứng PMS, hãy nghiêm túc thay đổi chế độ ăn uống không lành mạnh bằng cách thêm những loại thực phẩm sau đây để có lượng dinh dưỡng cần thiết.

1. Cá hồi: Axit béo Omega-3


Cá hồi cũng như các loại cá khác là thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có nhiều lợi ích trong thời kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu năm 1996 cho biết người phụ nữ bổ sung 6gram dầu cá mỗi ngày sẽ được cung cấp 1080 miligram (mg) EPA và 720 mg DHA, giúp giảm đau đáng kể trong những ngày “đèn đỏ”.

Việc bổ sung axit béo lành mạnh như omega-3 được khuyến cáo bởi các bác sĩ như Tiến sĩ Jennifer Burns thuộc trung tâm Bienetre, Phoenix. “Omega-3 giúp giảm caffeine, vitamin b6 giảm lượng đường cùng nhiều cacbon hiđrat phức tạp, và sử dụng các loại thảo mộc như cây kê, cây bồ công anh là những thực phẩm lý tưởng để điều trị triệu chứng PMS”. Ngoài ra, những chất béo còn được tìm thấy trong bơ, các loại hạt và dầu oliu.

2. Bông cải xanh: Giàu chất xơ


Loại rau xanh này có hàm lượng chất xơ cao, giúp giảm bớt sưng. Bông cải xanh chứa canxi, vitamin A, B6, E, C, kali và magie – các chất dinh dưỡng có thể làm giảm triệu chứng PMS. Với 91% tổng trọng lượng là nước, bông cải xanh giúp giảm chướng hơi, bọng mắt và giảm mệt mỏi. Stephen cũng khuyên rằng nên tránh xa muối và các đồ ăn mặn. Bà nói: “Muối gây đầy hơi và giữ nước, vì thế muối có thể khiến các triệu chứng PMS trầm trọng hơn”.

3. Chuối và hạt bí: Magie


Hạt bí không chỉ là món ăn ngon theo mùa, nó còn giúp làm giảm sự tích tụ nước, thay đổi tâm trạng nhờ hàm lượng magie và có khả năng điều chỉnh nồng độ serotonin.

Chuối được biết đến là nguồn giàu kali, đồng thời cũng chứa lượng magie cao. Trái cây này cũng là trợ thủ đắc lực giúp giấc ngủ tuyệt vời hơn vì nó chứa melatonin giúp điều chỉnh nhịp điệu tự nhiên của cơ thể. Cơn đau phá đi giấc ngủ ngon là một vòng tuần hoàn khiến chất lượng giấc ngủ của phụ nữ giảm đi trông thấy, ăn chuối sẽ giúp cải thiện điều đó rất nhiều.

4. Diêm mạch Quinoa: Vitamin B


Hạt diêm mạch Quinoa gần đây đã trở thành ngôi sao trong các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vì nó chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu, và chứa gấp đôi hàm lượng chất xơ so với các loại ngũ cốc khác. Các cacbon hiđrat phức tạp có thể giúp điều chỉnh thay đổi tâm trạng, kích thích sản xuất năng lượng từ sắt và vitamin B12. Một nghiên cứu công bố năm 2010 trong Archives of Internal Medicine cho biết những người ăn kiêng theo chế độ low-carb dễ bị chán nản, lo lắng hoặc cáu giận hơn những người ăn ngũ cốc hàng ngày.

5. Sữa và trứng: Canxi, vitamin D


Canxi và vitamin D là cặp đôi hoàn hảo giúp giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt. Một nghiên cứu được công bố năm 2005 trong Archives of Internal Medicine tìm ra rằng một lượng lớn canxi và vitamin D có thể làm giảm nguy cơ PMS. Các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên dùng sữa ít béo, nước cam hoặc thực phẩm từ sữa ít chất béo như sữa chua để có đủ lượng Vitamin D (400 đơn vị quốc tế) mỗi ngày. Vitamin D có khả năng làm tăng hệ miễn dịch, giảm các tế bào ung thư. Thực phẩm chứa Vitamin D bao gồm cá, nấm và lòng đỏ trứng…

Tương tự như vitamin D, canxi có thể hoạt động như thuốc giãn cơ trơn, theo Burns, điều đó rất tốt cho những ai có triệu chứng PMS. Thực phẩm giàu canxi bao gồm rau xanh, phô mai, hạnh nhân, đậu nành, hạt vừng, và sữa. Mức độ cao của vitamin D và canxi cùng nhau giúp tránh khỏi các triệu chứng PMS.

Điều quan trọng nhất là bạn nên dần dần thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống để không bị bối rối giữa việc giữ một chế độ ăn uống cân bằng và giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.

Hà Anh

(Theo Medical Daily)